Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

Quản trị chuỗi cung cấp (Bài II)
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bài giảng của GS. Souviron về Quản trị chuỗi cung cấp
( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 3 -- Số lần đọc: 7504)
Các quá trình vĩ mô của chuỗi cung cấp
• Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM): Tất cả các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và khách hàng.
• Quản trị chuỗi cung cấp (Internal Supply Chain Management - ISCM): Các quá trình trong nội bộ công ty.
• Quản trị quan hệ nhà cung ứng (Supplier Relationship Management - SRM): Tất cả các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và nhà cung ứng.
Sơ đồ/Mô hình hóa chuỗi cung cấp
Sơ đồ chuỗi cung cấp là một mô phỏng đơn giản của hệ thống thực tế, dưới nhiều hình thức và với mức độ chi tiết khác nhau.
Mục đích mô hình hóa chuỗi cung cấp là giúp hiểu rõ, dự đoán và kiểm soát chuỗi cung cấp.
Phương pháp mô hình hóa chuỗi cung cấp:
1. Xác định các thành phần chủ yếu:
Tác nhân: cần phân biệt rõ tác nhân bên trong và bên ngoài.
Luồng: vật chất, thông tin, tiền.
2. Tái tạo tình huống:
Đánh số các luồng (để tránh tình trạng quá tải sơ đồ), kể cả các luồng liên kết.
3. Viết ghi chú giải thích ý nghĩa các biểu tượng.
Cấu trúc khung của quản trị chuỗi cung cấp


Quan điểm đẩy/kéo của quá trình chuỗi cung cấp
Các quá trình chuỗi cung cấp rơi vào 1 trong 2 loại tùy thuộc vào sự tương quan giữa thời điểm thực thi với yêu cầu của khách hàng.
• Kéo: Việc thực thi được khởi động để đáp lại yêu cầu của khách hàng (phản ứng).
• Đẩy: Việc thực thi được khởi động khi dự báo yêu cầu của khách hàng (đầu cơ).
Rất hữu ích trong việc xem xét các quyết định chiến lược liên quan tới thiết kế chuỗi cung cấp - dưới góc độ toàn cầu hơn về cách thức các quá trình chuỗi cung cấp liên quan tới yêu cầu của khách hàng.
Có thể kết hợp quan điểm đẩy/kéo và vòng tròn.
Tỉ lệ tương đối giữa các quá trình đẩy và kéo có thể gây ảnh hưởng lên hoạt động của chuỗi cung cấp.
Quan điểm đẩy/kéo của chuỗi cung cấp


Chiến lược và thiết kế chuỗi cung cấp
Quyết định về cấu trúc của chuỗi cung cấp và những quá trình thực hiện tại mỗi giai đoạn.
Quyết định chuỗi cung cấp chiến lược:
• Vị trí và năng lực của các phương tiện.
• Các sản phẩm được sản xuất và lưu kho ở những vị trí khác nhau.
• Hình thức vận tải.
• Hệ thống thông tin.
Thiết kế chuỗi cung cấp phải phục vụ cho các mục đích chiến lược.
Các quyết định thiết kế chuỗi cung cấp là các quyết định dài hạn và sẽ rất tốn kém khi thay đổi, do vậy cần quan tâm đến tính không chắc chắn của thị trường.
Lên kế hoạch chuỗi cung cấp
Định nghĩa một tập các chính sách kiểm soát hoạt động ngắn hạn.
Cố định bởi cấu hình nguồn cung cấp từ giai đoạn trước.
Bắt đầu bằng việc dự đoán nhu cầu trong những năm tới.
Quyết định lên kế hoạch:
• Cung cấp cho thị trường nào tại vị trí nào.
• Xây dựng kế hoạch tồn kho.
• Xác định thời điểm và quy mô các hoạt động xúc tiến thị trường.
Cần phải xét sự không chắc chắn về nhu cầu, tỉ giá hối đoái và khả năng cạnh tranh trên trục thời gian khi lên kế hoạch.
Hoạt động của chuỗi cung cấp
Trục thời gian là hàng tuần hay hàng ngày.
Quyết định liên quan tới đơn đặt hàng của từng khách hàng riêng lẻ.
Cấu hình chuỗi cung cấp và chính sách hoạt động đã được xác định.
Mục đích là thực thi các chính sách hoạt động càng hiệu quả càng tốt.
Phân bổ các đơn đặt hàng cho bộ phận lưu kho hoặc sản xuất, đặt ngày hoàn tất đơn đặt hàng, chuẩn bị danh sách giao hàng tại nhà kho, xác định phương thức vận chuyển cho từng đơn đặt hàng, xác định lịch trình giao hàng.
Giảm độ không chắc chắn (trục thời gian ngắn).
Quan điểm quá trình của chuỗi cung cấp
Các quá trình trong một chuỗi cung cấp được chia ra thành một loạt các quá trình, mỗi quá trình thực hiện tại giao diện giữa hai giai đoạn liên tiếp của một chuỗi cung cấp.

Bài giảng tại CFVG










File gắn kèm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét