Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

Đã đến lúc tư duy lại quản trị chuỗi cung ứng
20 OCTOBER 2008 415 VIEWS 3 COMMENTS
Lời giới thiệu: bài này dự kiến sẽ đươc đăng trên tạp chí TBKTVN. xin chia sẻ và mong được thảo luận với các bác. mong lắm thay..

redefine chain
Vụ sữa “độc” xảy ra ở Trung Quốc đã buộc chúng ta phải suy nghĩ lại quản trị chuỗi cung ứng.


Chuyện sữa “độc” xảy ra không phải là bài học đầu tiên về việc quản lý chuỗi cung ứng thất bại. Mà trước đó đã có rất nhiều sự việc xảy ra như vụ đồ chơi độc hại của Trung Quốc mà tập đoàn Mattel đã phải khốn đốn cứu vãn tình thế. Rồi như vụ bò điên xảy ra ở Châu Âu nhiều năm trước cũng khiến cả một ngành công nghiệp thịt bò phải vật lộn mới vượt qua khủng hoảng.

Vấn đề cốt lõi ở đây là gì? Chuỗi đạo đức (Ethics Chain)

Rõ ràng nó nằm ở việc chúng ta xác định cách mà chúng ta quản lý chuỗi cung ứng như thế nào. Trước đây, nếu bất kỳ ai học về supply chain thì đều được nghe tới mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng là hỗ trợ và tương thích vời chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Và rằng vai trò và mục tiêu cuối cùng của quản lý chuỗi cung ứng là giảm chi phí thấp nhất, là làm sao giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, là làm sao tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Và phạm vi điều chỉnh của họ là những dòng chảy về vật chất (nguyên vật liệu, hàng hóa), thông tin và tài chính. Rồi cũng có định nghĩa đã mở rộng ra xa hơn quan niệm về chuỗi cung ứng là phải tính đến cả vai trò của nhà cung cấp, nhà cung cấp của nhà cung cấp hay còn gọi là chuỗi cung ứng mở rộng (extended supply chain). Nhưng mối quan hệ mở rộng ấy phần lớn người ta đề cập đến là chia sẻ thông tin, là hợp tác để tối ưu hóa tồn kho (mô hình VMI-Vendor Managed Inventory), hay cùng hoạch định bán hàng (S&OP). Điều ấy làm chúng ta vô tình quên đi mất một điều còn có một yếu tố quan trọng hơn cả là đạo đức kinh doanh-điều mà không phải ai cũng hiểu được nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt về giá.

Không phải chúng ta đã không đề cập đến vấn đề nguyên tắc (code of ethics ) nhưng có chăng tôi thấy chỉ là hình thức và rằng chúng ta không hề quan tâm đến nó một cách chặt chẽ. Tôi cam đoan với bạn trong bất kỳ định nghĩa nào về chuỗi cung ứng đều không hề nói đến vấn đề này.

Nghĩa là chúng ta đã đến lúc cần xem xét lại chuỗi đạo đức của mình (tôi xin mạn phép được đặt tên như vậy) và đặt nó ngang hàng và thậm chí còn cao hơn (đối với các ngành liên quan đến sức khỏe con người).

Nhà cung cấp không còn là một đối tác độc lập, ngay cả những người nông dân hay các thương lái, đều phải là một phần không tách rời của một chuỗi cung ứng tổng thể. Và dĩ nhiên việc chia sẻ và tuân thủ các quy tắc đạo đức cần được thông suốt giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Hay đã đến lúc mỗi ngành cần có “đạo” của riêng mình. Và người tham gia phải tuân thủ như là điều kiện tiên quyết. Chúng ta cần loại trừ ngay tư duy “mua đứt bán đoạn” để rồi không có trách nhiệm gì với chuỗi cung ứng tổng thể.


Của nhà cung cấp và doanh nghiệp?

Không, chuyện đã không còn của riêng ai nữa. cuộc cạnh tranh giờ đây đã không còn giữa các doanh nghiệp nữa từ lâu rồi mà là giữa mạng lưới (networks) các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Nghĩa là chúng ta đã cần kết nối từ lâu rồi. Rõ ràng cộng đồng mạng lưới ấy giờ đây phải quan tâm nhiều hơn đến đạo đức chuỗi cung ứng. Chúng ta không là những doanh nghiệp đơn lẻ mà là một cộng đồng có cùng chung đặc điểm như chung ngành kinh doanh và chung một mục đích là tạo ra một chuỗi cung ứng phát triển bền vững. Môi trường cạnh tranh giờ đây được nói đến là sự hợp tranh (co-petition) chứ không phải là cạnh tranh đơn thuần.

Liệu thế đã đủ chưa? Câu trả lời vẫn là chưa đủ. Nhà nước một thực thể quan trọng trong việc đảm bảo tạo ra môi trường hợp tranh (co-petition) cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Nhưng làm sao đảm bảo được tính trung lập (neutral) vừa làm sao đảm bảo tạo ra một chuỗi cung ứng lành mạnh.
Câu trả lời là hãy xây dựng một cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nếu chúng ta cùng ngồi lại giữa một bên đại sứ cộng đồng doanh nghiệp và đại sứ nhà nước để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đạo đức doanh nghiệp điều mà chúng ta cần hơn bao giờ hết.

Quy trình, quy trình .. không phải là chén thánh

Nhiều doanh nghiệp tự hào rằng họ có một quy trình vô cùng chặt chẽ, nào rằng nó có quy trình chi tiết đến từng công việc nhỏ, nào họ từ hào có ISO9000, ISO 14000, .. Nhưng họ quên mất một điều là thế mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Quy trình chặt chẽ không phải là cái chén thánh giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề mà chính con người, quay lại bài học cơ bản, và vai trò của con người mới là nhân tố trung tâm mang ý nghĩa quyết định. Nếu ví công ty như thân thể thì phần hồn chính là con người. Chúng ta không định nghĩa doanh nghiệp là a, b, hay c, mà chúng ta cần định nghĩa doanh nghiệp là tập hợp con người đại diện cho doanh nghiệp ấy.
Vì thế nếu như bạn xây dựng được một chuỗi cung ứng bao gồm nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp của nhà cung cấp, nhà sản xuất..thì bạn cần xây dựng xoay quanh những con người trong các tổ chức ấy. Về câu chuyện sữa, tôi cho rằng người nông dân không có tội, người thương lái không có tội, nếu như họ được đào tạo bài bản và bản thân họ hiểu được mình là một phần của một chuỗi cung ứng bền vững lành mạnh. Và họ có vai trò ngang nhau tạo ra một chuỗi cung ứng tốt nhất.
Nếu bạn hỏi ai là người trung thực nhất người ở nông thôn và người ở thành thị, thì tôi tin chắc câu trả lời là những người nông dân và rằng chúng ta cần phát triển họ thành những đối tác tốt thay vì cố gắng ép họ đến tận cùng. Hãy để họ mãi là người tốt nhất.

Tôi rất tâm đắc với một câu slogan của một doanh nghiệp mới xuất hiện ở VN là rằng họ không mong muốn trở thành doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mà trở thành người bạn tốt nhất..

Câu nói ấy quả đáng chúng ta suy ngẫm nhiều lắm..


Vietkha/Kurt Binh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét